Bánh chưng Ngọc Bích

Phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Nghia Thursday, 27 January, 2022

Phong tục gói bánh chưng ở nước ta gắn với truyền thuyết từ thời Vua Hùng mang giá trị văn hóa truyền thống trường tồn với thời gian. Trải qua ngàn năm Bắc thuộc và thời kỳ đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết vẫn không hề mai một trong tâm thức mỗi người dân đất Việt.

Tục gói chưng ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt, thể hiện nét đẹp của nền văn minh lúa nước. Mỗi khi Tết đến Xuân về, người người, nhà nhà lại gói bánh chưng ăn Tết, dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên.

Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày” xuất hiện từ đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua nhất sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Riêng Lang Liêu là người con nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, mà đã dùng ngay những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh tượng trưng cho trời tròn và đất vuông (còn được gọi là bánh chưng và bánh dày) để làm lễ vật dâng vua cha. Lễ vật của Lang Liêu hợp với ý vua Hùng nhất và nhà vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu… Từ đó bánh Chưng, bánh dày đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với tiên tổ, cha, ông.

Trong xã hội hiện đại nhiều phong tục truyền thống dần bị mai một, nhưng một tập quán xa xưa vẫn được người Việt lưu giữ tới nay và mãi về sau đó là tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết. Một nét đẹp truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về, khi mọi người cùng nhau bên bếp lửa hồng của nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy, ấm áp và đoàn tụ.

 Theo quan niệm xưa trong đón Tết cổ truyền, chiếc bánh chưng Tết thể hiện trời đất giao hòa, nói lên ước mơ của người người, nhà nhà về một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc.
 Bánh chưng làm từ những nguyên liệu gần gũi với đời sống người nông dân như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang và có khi thêm những nguyên liệu là quả gấc.
 Nét độc đáo ở bánh chưng Việt Nam đó là không lẫn, không phỏng theo bất kỳ loại bánh nào của quốc gia khác.
 Những chiếc lá dong được người làm tước bỏ sống lá, sau đó rửa nước thật sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, trước khi đem đi gói bánh là công đoạn đầu tiên làm bánh chưng Tết.
 Từ những nguyên vật liệu đã được chuẩn bị chu đáo, người gói  thực hiện những công đoạn gói bánh.
 
 Trong mỗi gói đỗ những miếng thịt lợn ngon được người gói khéo léo bọc kín trong lớp đỗ.
 Bánh chưng cũng gắn với đặc điểm từng vùng miền của người Việt, ví như người dân ở miền Nam ưa chuộng bánh chưng dài, người dân miền Bắc ưa thích bánh chưng vuông, người dân miền Trung thích loại bánh tét.
 Với người gói sự khéo léo tạo lên hình thức cho chiếc bánh đẹp vuông vức, để khi luộc đảm bảo không bị méo, đây là một trong những tiêu chí hình thành thẩm mỹ cho một chiếc bánh chưng Tết đạt tiêu chuẩn.
 Những chiếc bánh gói xong được buộc lạt từ cây tre trước khi chuẩn bị cho công đoạn luộc từ 10 đến 12 tiếng. 
Nhìn thấy bánh chưng là thấy Tết.
Bạn đang xem: Phong tục gói bánh chưng ngày Tết
Bài trước Bài sau
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

Danh sách so sánh
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Hệ thống cửa hàng